Lẩu củ cói Nga Sơn chính thức được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới

5178

Bài viết được viết vào ngày cá tháng tư với mục đích vui vẻ. Nội dung hư cấu hoàn toàn. 

Sau khi đệ trình đơn xin xét duyệt di sản theo mẫu, các nhà khoa học thuộc tổ chức UNESCO đã đến huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa thu thập mẫu củ cói, đo đạc, ghi chép đặc tính sinh học, gia trị dinh dưỡng…và đưa ra kết luận: Món lẩu củ cói huyện Nga Sơn là di sản văn hóa thế giới cần được bảo tồn và phát huy.

Như đã biết, lẩu củ cói huyện Nga Sơn là một món ăn đặc sản của huyện Nga Sơn mà không phải ai cũng biết – kể cả những người dân đang sinh sống trong huyện. Củ cói được đào lên, cắt ngắn phần thân và rễ cây, rửa sạch là có thể nhúng lẩu ăn.

Lẩu củ cói có vị thanh mát, khi ăn vào tốt cho cơ thể, đặc biệt có tác dụng giải nhiệt. Củ cói được người dân thu hoạch vào các tháng 4-5-6 trong năm, sau khi sơ chế, củ cói được bán sử dụng trong các nhà hàng, đặc biệt một số loại chất lượng cao, củ to có thể xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… Với giá trị kinh tế lớn, củ cói hiện đang là sản phẩm tiềm năng, được một số thương lái thu mua tại ruộng với giá từ 300.000-350.000đ/1Kg.

Mong rằng với giá trị kinh tế lớn, sản lượng tốt và đầu ra ổn định, sản phầm củ cói của người dân Nga Sơn sẽ được bàn hàng các nước chú ý và kích cầu giúp nâng cao thu nhập và ngân sách cho địa phương.

Bài viết được viết vào ngày cá tháng tư với mục đích vui vẻ. Nội dung hư cấu hoàn toàn.